Lịch sử Cừu Phan Rang

Cừu đã có mặt ở Ninh Thuận từ khá lâu, nó là loài vật nuôi không có nguồn gốc từ Việt Nam. Có nhiều giả thiết về giống cừu Phan Rang này, giống cừu Phan Rang xuất xứ từ vùng Nhiệt đới Ấn Độ, được người Chà Và đưa vào như vậy đây là giống cừu được dân tộc Chăm du nhập từ Ấn Độ cách đây trên trăm năm. Cũng có giả thuyết cho rằng các giáo sĩ truyền đạo Kitô đã mang chúng vào cách đây hàng trăm năm cùng với cây xương rồng, Thời Pháp thuộc, các giáo sĩ đi truyền đạo đã đưa các chú cừu từ Ấn Độ và Pakistan vào Ninh Thuận để nuôi. Nó thích ứng dần rồi trở thành loài vật nuôi riêng cho vùng đó. Con cừu được cộng đồng người công giáo ở đây coi như món quà của chúa, nên họ quý con cừu và xem nó như quà tặng của chúa và người ta vẫn còn nuôi giữ nó. Giáo dân không muốn bỏ con cừu, tượng trưng như quà tặng của Chúa.

Ở Ninh Thuận có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo kiêng ăn thịt heo, thit bò, chỉ dùng thịt dê - cừu những khi tiệc tùng, cúng giỗ và những ngày tết. Ban đầu nhập nội với mục đích nuôi phục vụ cúng tế trong các lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm và con cừu đã nhanh chóng thích nghi với vùng đất này. Ơ Ninh Thuận, dân tộc Chăm nuôi cừu nhiều. Tổng đàn cừu ở Ninh Thuận lên đến gần 83.000 con, tập trung tại các xã Bắc Phong (huyện Thuận Bắc), Phước Nam (huyện Thuận Nam), Xuân Hải (huyện Ninh Hải)… Cừu là vật nuôi của người nghèo; đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc, giá giống không quá cao, chỉ khoảng trên 2 triệu đồng/con. Nông dân chỉ cần khoảng 10 triệu đồng là đã có năm con giống, sau vài năm nhân đàn là đã có vài chục con và từ đây có thể thoát nghèo bền vững.[2]